Hiển thị các bài đăng có nhãn thuật ngữ logistics. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thuật ngữ logistics. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 19 tháng 6, 2017

Các loại chứng từ xuất nhập khẩu thường gặp

Bạn làm việc trong lĩnh vực vận chuyển quốc tế, logistic và các thủ tục hải quan là điều không thể tránh khỏi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các loại giấy tờ thường gặp trong quá trình làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa
Có một lưu ý là bộ chứng từ xuất nhập khẩu dưới đây bao gồm cả do phía bên xuất khẩu và bên nhập khẩu làm. Tùy thuộc vào vai trò của bạn là nhà xuất khẩu hay nhập khẩu mà có sự chuẩn bị cho mình các loại giấy tờ đầy đủ. Một lưu ý nữa cần chú ý đó là các chứng từ xuất nhập khẩu này không phải là bộ hồ sơ hải quan. Một bộ hồ sơ hải quan đầy đủ sẽ bao gồm tờ khai hải quan, hợp đồng Packing list, C/O, C/C...).

Hồ sơ bắt buộc phải có

Các bộ hồ sơ này bao gồm các giấy tờ, tài liệu mà tất cả các lô hàng đều phải có.
hồ sơ xuất nhập khẩu
  • Hợp đồng thương mại (Contract): Là văn bản thỏa thuận giữa người mua và người bán với nội dung nêu rõ về thông tin bên mua và bán, tên hàng hóa, số lượng, đơn giá, thành tiền, các điều khoản thanh toán, giao hàng, cam kết của các bên.
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): Là chứng từ liên quan tới giao dịch mua bán do bên xuất khẩu phát hành với mục đích hợp pháp hóa hoạt động mua bán giữa 2 bên cũng như là căn cứ để bên xuất khẩu đòi tiền bên nhập. Nội dung chính trên hóa đơn thể hiện về thông tin người mua, bán, chi tiết về giao dịch, loại hàng, thành tiền, phương thức thanh toán...
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list): Chứng từ thể hiện cách thức đóng gói của lô hàng giúp người đọc có thể biết được lô hàng này có trọng lượng, dung tích như thế nào.
  • Vận đơn (Bill of Lading): Là chứng từ xác nhận việc hàng hóa xếp lên phương tiện vận tải, là giấy tờ chuyển giao trách nhiệm đối với hàng hóa từ người xuất tới chủ tàu và từ chủ tàu tới người nhận hàng.
  • Tờ khai hải quan: Là một phần thuộc bộ hồ sơ hải quan trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan. Tờ khai hải quan là giấy chứng nhận để hàng hóa có đủ điều kiện để xuất khẩu hoặc nhập khẩu vào 1 quốc gia.

Các giấy từ bổ sung
giấy tờ xuất nhập khẩu gồm những gì

Đây là các loại giấy tờ có thể có hoặc không tùy theo yêu cầu thực tế của hợp đồng thương mại hay cán bộ hải quan.
  • Tín dụng thư (L/C): Là chứng thư do ngân hàng cung cấp theo yêu cầu của bên nhập khẩu cam kết sẽ trả tiền cho người xuất khẩu trong một thời gian nhất định. Để được ngân hàng mở L/C đòi hỏi bên xuất khẩu phải xuất trình được đầy đủ giấy tờ hợp lệ về số hàng hóa muốn nhập.
  • Chứng từ bảo hiểm (Insurance Certificate) gồm có đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm được thực hiện bởi bên mua hoặc bên nhập hàng tùy theo điều kiện cơ sở giao hàng CIF hay FOB.
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) Chứng từ cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa theo lãnh thổ từ đó làm cơ sở giúp xác định thuế cho mặt hàng đó
  • Chứng thư kiểm dịch: Chứng nhận của cơ quan kiểm dịch động, thực vật cấp cho lô hàng để đảm bảo ngăn chặn các nguy cơ lây lan dịch bệnh nguy hiểm
  • Ngoài ra bạn có thể bị yêu cầu 1 số giấy tờ nhập khẩu khác như: Giấy chứng nhận chất lượng (CQ), chứng nhận kiểm định (CA), Giấy chứng nhận vệ sinh... 
Để đảm bảo cho việc thông quan 1 lô hàng thành công đòi hỏi rất nhiều các loại chứng từ xuất nhập khẩu. Trong bài viết này đã liệt kê các loại chứng từ phổ biến nhất trong quá trình làm hồ sơ để giúp bạn đọc có cái nhìn rõ nét hơn về lĩnh vực này.
Bạn có thể xem thêm bài viết về thuật ngữ logistics để hiểu hơn về các loại hồ sơ giấy tờ được nêu ở trên nhé.

Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

Một số thuật ngữ chuyên ngành Logistics (P1)

Một số thuật ngữ chuyên ngành Logistics (P1)

Logistics là một trong những lĩnh vực đặc thù đòi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu về vận tải cũng như các hoạt động xuất nhập khẩu. Sau đây là danh sách các thuật ngữ Logistics được sử dụng thường xuyên trong quá trình làm việc. Mời các bạn tham khảo.

Thuật ngữ chuyên ngành Logisticsthuật ngữ logistics

  • C/O (Certificate of Origin): là loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước đó. C/O phải tuân thủ các quy định của nước xuất khẩu và cả nước nhập khẩu bao gồm nhiều loại như: C/O miễn thuế, C/O có hạn ngạch, C/O có ưu đãi thuế quan.... Mục đích của C/O là để chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về xuất nhập khẩu.
  • C/Q (Certificate of Qualiy): là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với các tiêu chuẩn của quốc tế hoặc của nước sản xuất. Mục đích của C/Q là chứng minh hàng hóa đạt đủ tiêu chuẩn chất lượng.
  • Bill of Lading (Vận đơn): là chứng từ vận chuyển đường biển do người vận chuyển hoặc đại diện của họ ký phát cho người giao hàng sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu, sau khi nhận hàng hóa để trả về kho. Thực tế, người ký vận đơn là thuyền trưởng hoặc người được thuyền trưởng ủy quyền. Vận đơn như một hình thức chuyển giao trách nhiệm giữa chủ tàu với người nhận, người giao hàng.
  • Collective Bill of Lading (Vận đơn chung): Là vận đơn cấp chung cho nhiều lô hàng nhỏ được chở trên tàu, cùng một chuyến đi và thuộc nhiều người nhận hàng khác nhau. Loại vận đơn này có nhiều điểm tương tự như vận đơn gom hàng.
  • CIF (Cost, Insurance, Freight) là viết tắt của điều kiện giao hàng bao gồm tiền hang, bảo hiểm, cước phí và thường được viết liền với một tên cảng biển nào đó chẳng hạn như CIF Cát Lái. Về cơ bản, CIF phân chi trách nhiệm và rủi ro giữa người mua và người bán trong đó người bán chịu chi phí thuê tàu, bảo hiểm đến cảng dỡ hàng.
  • L/C (Letter of Credit) hay còn gọi là tín dụng thư. Đây là hình thức mà ngân hàng thay mặt người nhập khẩu cam kết với người xuất khẩu (người cung cấp hàng hóa) sẽ trả tiền trong thời gian quy định khi người xuất khẩu xuất trình đầy đủ các chứng từ phù hợp với quy định trong L/C đã được Ngân hàng mở theo yêu cầu của người nhập khẩu.
  • Proforma Invoice: Hóa đơn chiếu lệ. Là loại chứng từ có hình thức như hóa đơn, nhưng không có tác dụng thanh toán bởi đó không phải là yêu cầu trả tiền. Điểm giống nhau giữa Proforma Invoice với hóa đơn thông thường đó là có quy định rõ giá cả, số lượng hàng hóa nên có tác dụng đại diện cho số hàng đi gửi bán, chào hàng...
  • Abandonment (Sự khước từ): là việc từ chối thực hiện một hành động ví dụ như khước từ việc thưa kiện, thay đổi hành trình, giao nhận hàng hóa. Hoặc đây cũng có thể coi như là sự từ bỏ một tài sản được bảo hiểm trong trường hợp tài sản bị tổn thất coi như toàn bộ ước tính. Chủ tài sản phải làm văn bản từ bỏ tài sản và thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản cho công ty bảo hiểm.
  • Insurance Premium: Phí bảo hiểm
  • Unearned Premium: Phí bảo hiểm không thu được
  • Net Premium: Phí bảo hiểm thuần túy đã khấu trừ hoa hồng, phí môi giới...
  • Voyage Premium: Phí bảo hiểm chuyến
  • Bonded Warehouse or Bonded Store (Kho ngoại quan): là kho của hải quan hoặc tư nhân đặt dưới sự giám sát của hải quan và được dùng để tạm chứ hàng chưa làm thủ tục hải quan và nộp thuế (nếu có). Tại các kho này, chủ hàng có thể sửa chữa, đóng gói phân chia lại hàng hóa dưới sự giám sát của hải quan.
  • CFS Warehouse (Container Freight Station) - Kho hàng lẻ: Là nơi thu gom hàng lẻ, được tập trung để đóng hàng vào Container, xuất khẩu bằng đường biển hoặc khai thác container nhập khẩu vào kho này để khách hàng nhận hàng sau khi hoàn tất thủ tục hải quan.
  • Bulk Cargo (Hàng rời): Dùng để chỉ những loại hàng không đóng bao, được chuyển chở dưới dạng rời như than đám quăng, ngũ cốc, dầu mỏ, phân bón...
  • Closing date or Closing time (Ngày hết hạn nhận chở hàng): Trong chuyên chở bằng tàu, hãng tàu sẽ công bố ngày chấm dứt việc nhận chở hàng cho từng chuyến đi cụ thể. Nếu quá hạn nhận chở, người thuê tài có thể gửi hàng vào chuyến đi tiếp
Và còn rất nhiều thuật ngữ nữa sẽ được mình giới thiệu trong các bài tiếp theo nhé.