Hiển thị các bài đăng có nhãn logistics là gì. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn logistics là gì. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

Một số thuật ngữ chuyên ngành Logistics (P1)

Một số thuật ngữ chuyên ngành Logistics (P1)

Logistics là một trong những lĩnh vực đặc thù đòi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu về vận tải cũng như các hoạt động xuất nhập khẩu. Sau đây là danh sách các thuật ngữ Logistics được sử dụng thường xuyên trong quá trình làm việc. Mời các bạn tham khảo.

Thuật ngữ chuyên ngành Logisticsthuật ngữ logistics

  • C/O (Certificate of Origin): là loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước đó. C/O phải tuân thủ các quy định của nước xuất khẩu và cả nước nhập khẩu bao gồm nhiều loại như: C/O miễn thuế, C/O có hạn ngạch, C/O có ưu đãi thuế quan.... Mục đích của C/O là để chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về xuất nhập khẩu.
  • C/Q (Certificate of Qualiy): là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với các tiêu chuẩn của quốc tế hoặc của nước sản xuất. Mục đích của C/Q là chứng minh hàng hóa đạt đủ tiêu chuẩn chất lượng.
  • Bill of Lading (Vận đơn): là chứng từ vận chuyển đường biển do người vận chuyển hoặc đại diện của họ ký phát cho người giao hàng sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu, sau khi nhận hàng hóa để trả về kho. Thực tế, người ký vận đơn là thuyền trưởng hoặc người được thuyền trưởng ủy quyền. Vận đơn như một hình thức chuyển giao trách nhiệm giữa chủ tàu với người nhận, người giao hàng.
  • Collective Bill of Lading (Vận đơn chung): Là vận đơn cấp chung cho nhiều lô hàng nhỏ được chở trên tàu, cùng một chuyến đi và thuộc nhiều người nhận hàng khác nhau. Loại vận đơn này có nhiều điểm tương tự như vận đơn gom hàng.
  • CIF (Cost, Insurance, Freight) là viết tắt của điều kiện giao hàng bao gồm tiền hang, bảo hiểm, cước phí và thường được viết liền với một tên cảng biển nào đó chẳng hạn như CIF Cát Lái. Về cơ bản, CIF phân chi trách nhiệm và rủi ro giữa người mua và người bán trong đó người bán chịu chi phí thuê tàu, bảo hiểm đến cảng dỡ hàng.
  • L/C (Letter of Credit) hay còn gọi là tín dụng thư. Đây là hình thức mà ngân hàng thay mặt người nhập khẩu cam kết với người xuất khẩu (người cung cấp hàng hóa) sẽ trả tiền trong thời gian quy định khi người xuất khẩu xuất trình đầy đủ các chứng từ phù hợp với quy định trong L/C đã được Ngân hàng mở theo yêu cầu của người nhập khẩu.
  • Proforma Invoice: Hóa đơn chiếu lệ. Là loại chứng từ có hình thức như hóa đơn, nhưng không có tác dụng thanh toán bởi đó không phải là yêu cầu trả tiền. Điểm giống nhau giữa Proforma Invoice với hóa đơn thông thường đó là có quy định rõ giá cả, số lượng hàng hóa nên có tác dụng đại diện cho số hàng đi gửi bán, chào hàng...
  • Abandonment (Sự khước từ): là việc từ chối thực hiện một hành động ví dụ như khước từ việc thưa kiện, thay đổi hành trình, giao nhận hàng hóa. Hoặc đây cũng có thể coi như là sự từ bỏ một tài sản được bảo hiểm trong trường hợp tài sản bị tổn thất coi như toàn bộ ước tính. Chủ tài sản phải làm văn bản từ bỏ tài sản và thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản cho công ty bảo hiểm.
  • Insurance Premium: Phí bảo hiểm
  • Unearned Premium: Phí bảo hiểm không thu được
  • Net Premium: Phí bảo hiểm thuần túy đã khấu trừ hoa hồng, phí môi giới...
  • Voyage Premium: Phí bảo hiểm chuyến
  • Bonded Warehouse or Bonded Store (Kho ngoại quan): là kho của hải quan hoặc tư nhân đặt dưới sự giám sát của hải quan và được dùng để tạm chứ hàng chưa làm thủ tục hải quan và nộp thuế (nếu có). Tại các kho này, chủ hàng có thể sửa chữa, đóng gói phân chia lại hàng hóa dưới sự giám sát của hải quan.
  • CFS Warehouse (Container Freight Station) - Kho hàng lẻ: Là nơi thu gom hàng lẻ, được tập trung để đóng hàng vào Container, xuất khẩu bằng đường biển hoặc khai thác container nhập khẩu vào kho này để khách hàng nhận hàng sau khi hoàn tất thủ tục hải quan.
  • Bulk Cargo (Hàng rời): Dùng để chỉ những loại hàng không đóng bao, được chuyển chở dưới dạng rời như than đám quăng, ngũ cốc, dầu mỏ, phân bón...
  • Closing date or Closing time (Ngày hết hạn nhận chở hàng): Trong chuyên chở bằng tàu, hãng tàu sẽ công bố ngày chấm dứt việc nhận chở hàng cho từng chuyến đi cụ thể. Nếu quá hạn nhận chở, người thuê tài có thể gửi hàng vào chuyến đi tiếp
Và còn rất nhiều thuật ngữ nữa sẽ được mình giới thiệu trong các bài tiếp theo nhé.

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

Lợi ích không thể bỏ qua của vận tải container

Vận tải container đã và đang trở thành phương thức vận chuyển chính của toàn bộ thế giới nhờ những lợi ích không thể bỏ qua. Hãy cũng vận chuyển hàng hóa tìm hiểu về phương thức vận chuyển này nhé.

Lịch sử phát triển của vận tải Container

Lịch sử hình thành và phát triển của phương thức vận tải container cho thể chia thành 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn từ 1920 đến 1955

vận tải container

Bắt đầu áp dụng vận chuyển bằng hình thức container tại một xí nghiệp đường sắt của Mỹ sau đó dần phát triển đến nước Anh và các nước trên lục địa châu Âu. Sau chiến tranh thế giới lần 2, vận tải container được áp dụng bằng đường biển giữa các vùng ở Mỹ Nhật Bản, Tây Âu phục vụ cho mục đích quân sự sau đó mới dần lan ra các vùng kinh tế khác.

Giai đoạn từ 1956 đến 1966

sự phát triển của vận tải container

Giai đoạn này, các hoạt động vận tải bằng container tiếp tục được hoàn thiện và cải tiến về cách vận chuyển. Số lượng container được sản xuất ngày càng nhiều, đặc biệt là container có kích thước lớn. Giai đoạn này cũng đánh dấu sự ra đời của chiếc tàu chuyên dùng chở container lần đầu tiên có tên là "Fairland" có nhiệm vụ chuyên chở container giữa Bắc Mỹ và châu Âu đánh dấu một bước tiến đáng ghi nhớ về lịch sử container hóa của ngành vận tải đường biển quốc tế.

Giai đoạn từ 1967 đến nay

Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ, sâu rộng của vận tải bằng container trên phạm vi toàn cầu. Chủng loại và kích thước của container cũng được thống nhất và tiêu chuẩn hóa, các công cụ bốc dỡ chuyên dùng dành cho container cũng được bổ sung. Các tàu chuyên chở container thuộc thế hệ đầu tiên, trọng tải trung bình 14.000 tấn có sức chứa khoảng 600- 1000TEU cũng nhanh chóng được cải tiến và bổ sung bằng những cont tàu thuộc thế hệ 2,3,4 với trọng tải ngày càng được nâng cao.

Lợi ích của vận tải container

container đường biển

Giúp giảm chi phí vận tải cho doanh nghiệp, từ đó giúp giảm chi phí lưu thông của toàn xã hội
Tạo điều kiện cho việc hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống vận tải trong mỗi nước cũng như trong phạm vi toàn thế giới.
Nâng cao năng suất lao động, chất lượng của ngành logistics cũng như thỏa mãn nhu cầu chuyển chở ngày càng gia tăng của xã hội.
Chuyên chở hàng hóa bằng container giúp tăng hệ số an toàn, giảm nhẹ gánh nặng bồi thường tổn thất khi có sự cố. Đồng thời chuyên chở container giúp rút ngắn thời gian hàng hóa nằm trong quá trình vận tải, rút ngắn thời gian lưu thông giúp cho đồng vốn được quay vòng nhanh.

Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017

Tìm hiểu ngành Logistic là gì

Với một lịch sử ra đời và phát triển tuy còn ngắn nhưng ngành Logistics đang dần khẳng định thế mạnh và xu hướng phát triển của mình. Với con số lợi nhuận lên tới hàng tỷ đô mỗi năm, ngành logistics đang được các công ty trong và ngoài nước chú trọng đầu tư trở thành một dịch vụ kinh doanh hấp dẫn. Bài viết này sẽ cùng với bạn tìm hiểu sâu hơn về ngành logistics là gì và vai trò của nó đối với sự phát triển của ngành công nghiệp nước ta.

Ngành Logistics là gì

Với sự phát triển của các ngành công nghiệp trên thế giới thì Logistics đã được ASEAN được vào nhóm 12 ngành cần được chú trọng đầu tư và phát triển. Hiểu rõ được Logistics là gì sẽ giúp cho các doanh nghiệp phân tích đánh giá được các chiến lược kinh doanh, tối ưu chi phí vận chuyển...
Hiểu một cách đơn giản thì Logistics là dịch vụ vận chuyển hàng hóa tối ưu nhất từ nơi cung cấp hàng hóa tới tận tay người tiêu dùng. Các công ty về logistics sẽ phải lên kế hoạch cụ thể, kiểm soát luồng chuyển dich của hàng hóa hay các thông tin về nguyên nhiên liệu từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ theo yêu cầu mà khách hàng đặt ra. Các công ty logistics luôn phải đấu tranh tự phát triển, hoàn thiện quy trình để tăng năng lực cạnh tranh dựa trên các yếu tố như: số lượng, chất lượng, thời gian và giá cả.
tìm hiểu dịch vụ logistics là gì
Một ví dụ cụ thể để bạn có thể hình dung rõ hơn về công ty Logistics là gì đó là trường hợp của công ty May 10. Công ty May 10 chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm về quần áo tới các nơi trong và ngoài nước, giao hàng tới tận nơi, tới tận các đại lý, thu hồi các sản phẩm lỗi, hỏng hóc... Những việc họ phải làm đó là làm hợp đồng đặt mua nguyên liệu như vải, cúc, chỉ, khóa, đinh, dây... ở trong và ngoài nước với nhiều quốc gia khác nhau. Sau đó, May 10 sẽ gửi các đơn hàng, lịch trình hàng về mong muốn tới các công ty vận tải Logistics. Căn cứ theo đó, công ty vận tải sẽ lên kế hoạch và đàm phán với May 10 nên nhập cái gì trước theo đường nào, ghép hàng với những loại nào của đơn vị nào... với mục đích nhắm tiết kiệm chi phí vận chuyển, chi phí lưu kho một cách tối đa. Khi các bên đã thống nhất được kế hoạch thì công ty Logistics sẽ tiến hàng kiểm hàng, nhận hàng nhập về rồi tính toán chuyển hàng về các cơ sở của May 10 theo kế hoạch hàng nào đi trước, hàng lẻ hay hàng theo cont... Ngoài ra công ty Logistics còn phải tham gia làm thủ tục hải quan, chuyển hàng đến kho phân phối hoặc chuyển trực tiếp đến từng cửa hàng đặt sản phẩm hoặc đại lý bán hàng cho May 10.

Ngành Logistics bao gồm những gì
tìm hiểu quy trình logistics là gì

Logistics là gói dịch vụ mới phổ biến và rất bao quát. Thông thường, logistics bao gồm 3 mảng chính là kho bãi, giao nhận và vận chuyển. Bên cạnh đó thì Logistics còn nhiều lĩnh vực phụ trợ nữa như:
  • Dịch vụ bốc xêp hàng hóa, dỡ hàng lên tàu, xe, container...
  • Dịch vụ cho thuê kho bãi và lưu giữ hàng hóa: thuê, cho thuê kho chứa nguyên nhiên liệu, thiết bị, kho bãi container...
  • Dịch vụ đại lý vận tải bao gồm hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa.
  • Các dịch vụ hỗ trợ như: Tiếp nhận, lưu kho, quản lý các thông tin liên quan đến quá trình vận chuyển, lưu kho hàng hóa, xử lý các vấn đề phát sinh trong suốt chuỗi logistics...
  • Các dịch vụ liên quan đến vận tải bao gồm: dịch vụ hàng hải, hàng không, vận tải thủy nội địa, đường bộ, đường sắt...
  • Các dịch vụ logistics khác như kiểm tra phân tích kỹ thuật, dịch vụ bưu chính, dịch vụ thương mại bán buôn, bán lẻ...
Vậy qua bài này bạn đã hiểu được thêm về ngành logistics là gì rồi chứ. Hy vọng với những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn.