Hiển thị các bài đăng có nhãn thủ tục hải quan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thủ tục hải quan. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 6 tháng 7, 2017

Những mặt hàng bị cấm vận chuyển sang Nhật

Khi mà số lượng người Việt sinh sống và làm việc tại Nhật đang ngày càng cao thì nhu cầu vận chuyển hàng sang Nhật cũng theo đó mà tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ một điều đó là không phải mặt hàng nào cũng được phép gửi sang Nhật, có những món hàng bị cấm, có những hàng bị hạn chế, xem xét. Bài viết dưới đây sẽ thống kê các loại hàng hóa bị cấm không được mang sang Nhật để giúp bạn có những thông tin cần thiết trước khi gửi hàng

Tháng 7 đã về, lại một mùa nhập học nữa bắt đầu bên Nhật, lúc này các gia đình sẽ tích cực chuẩn bị nào là quần áo, mỳ tôm, nước mắm, rau củ... để cho con em mình mang sang Nhật dùng cho tiết kiệm. Chính vì thế, việc tìm hiểu những mặt hàng được phép mang sang Nhật là một điều cực kỳ cần thiết nếu như bạn không muốn khi ra đến sân bay hàng hóa bị tịch thu và tiêu hủy một cách lãng phí.

Các mặt hàng bị cấm nhập vào Nhật Bản

Dưới đây là danh sách các mặt hàng bị cấm nhập vào Nhật Bản. Nghĩa là nếu hải quan bên Nhật phát hiện bạn mang những loại hàng dưới đây thì họ sẽ tịch thu và tiêu hủy ngay lập tức.

Các loại động thực vật, gia cầm (trừ hải sản)


Bạn không được phép mang vào lãnh thổ Nhật các loại gia cầm, các loại động vật, thịt trâu, bò, lợn, cừu... mà không có giấy phép nhập cảnh.
Trong đó, gia cầm bao gồm các loại như các loại gà, vịt, chim trĩ, chim cút, đà điều...
Thịt và nội tạng động vật ướp lạnh, đã được chế biến thành ruốc, chả, lạp sườm..., thịt còn tươi cũng đều bị tịch thu khi mang vào Nhật.
Trứng và các thành phần từ động vật như da, sừng, móng, gân cũng bị cấm mang vào Nhật
Hoa quả tươi bao gồm cam, quýt, mận, đào, đu đủ, quả hồng đào, sung, nhãn, lựu ,ổi, lê, vú sữa, xoài, ớt, chuối chín, nho, dưa chuột, dưa hấu, bí ngô... cũng đều bị cấm mang vào Nhật

Các loại mặt hàng khác

Giấy tờ giả, tài liệu vi phạm bản quyền, tài liệu có nội dung đồi trụy như phim ảnh, sách báo, băng đĩa cũng đều bị cấm nhập.
Các loại vũ khí, chất gây nổ, đồ dùng sát thương 
Các chất kích thích, gây nghiện, thuốc thần kinh.. theo quy định của chính phủ Nhật
Chất nổ, chất dễ cháy theo quy định của bộ Bưu chính Viễn thông như gas, xăng, dầu hỏa...
Các loại thuốc độc, các loại thuốc có tác động mạnh trừ trường hợp chứng minh là có giấy tờ của bác sĩ đơn vị có thẩm quyền.
Những sinh vật mang mầm bệnh, bệnh truyền nhiễm trừ khi được cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền và được cách ly với mọi người xung quanh.

Các mặt hàng nhập có điều kiện vào Nhật

thực phẩm mang sang nhật

Dưới đây là các mặt hàng bị hạn chế nhập vào Nhật, có nghĩa là phải đáp ứng đủ điều kiện mới được phép nhập.
Động vật sống và các sản phẩm động vật
Các sản phẩm thực vật có thể tham khảo dưới đây
Thực phẩm đã chế biến, đồ uống, rượu, giấm thuốc lá và chế phẩm thuốc lá
Gỗ là các chế hẩm từ gỗ như giấy, bìa...

Nguyên nhân hạn chế nhập động thực vật vào Nhật

Thứ nhất, đối với thực vật thì hầu hết các sản phẩm hoa quả, rau củ khi mang vào đều có nguy cơ tiềm ẩn của các loại côn trùng mang dịch bệnh. Những côn trùng này khi được mang vào Nhật rất có thể sẽ lây lan sang các loại thực vật khác gây hậu quả nghiêm trọng tới nền nông nghiệp của Nhật. Chính vì thế cho nên công cuộc kiểm tra, rà soát thực phẩm vào Nhật được tiến hành gắt gao nhằm hạn chế tối đa việc du nhập những loại côn trùng ngoại lai vào trong nước. Trong một số trường hợp khi đưa 1 loại côn trùng vào lãnh thổ Nhật đòi hỏi phải liên hệ với ban quản lý thực vật của Nhật trước để xin ý kiến.

Tương tự như thực vật, việc mang các loại động vật sống, động vật chế biến vào Nhật cũng phải trải qua quá trình sàng lọc cẩn thận để tránh mối nguy hại tiềm ẩn từ bên ngoài. Các loại động vật sống như chó mèo... khi muốn mang vào Nhật đều phải có giấy khám sức khỏe đủ điều kiện vệ sinh. Thịt động vật sống hoặc thịt động vật đã qua chế biến cũng tương tự đòi hỏi phải có giấy kiểm dịch động vật chứng minh nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Trên đây là các thông tin về các loại sản phẩm hàng hóa bị cấm và hạn chế mang vào Nhật hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn để tránh khỏi những vi phạm đáng tiếc.


Thứ Hai, 22 tháng 5, 2017

Tìm hiểu khái niệm và quy trình thủ tục hải quan

Thủ tục hải quan là một công việc bắt buộc mà bất kỳ doanh nghiệp, cá nhân nào muốn nhập, xuất hàng từ nước ngoài về Việt Nam phải thực hiện. Bài viết sẽ cung cấp các thông tin cơ bản nhất về thủ tục hải quan là gì để giúp cho bạn có được cái nhìn tổng quát hơn và không bị bỡ ngỡ khi lần đầu thực hiện.

Thủ tục hải quan là gì
thủ tục hải quan là gì

Thủ tục hải quan là những thủ tục, công việc cần thiết để hàng hóa, phương tiện vận tải được nhập khẩu vào một quốc gia hoặc xuất khẩu ra khỏi biên giới một quốc gia. Thủ tục hải quan chỉ áp dụng cho hàng hóa và phương tiện vận tải mà không áp dụng cho người. Ở Việt Nam thì người thực hiện thủ tục hải quan được gọi là cán bộ hải quan.
Ví dụ về thủ tục hải quan đó là khi bạn muốn nhập khẩu 1 container hàng đông lạnh từ Ấn Độ về Việt Nam thì bạn phải thực hiện các thủ tục thông quan cho cont hàng này. Đây gọi là nhập khẩu hàng hóa. Đối với xuất khẩu hàng hóa đó là việc bạn làm thủ tục với cán bộ hải quan khi có tàu từ nước ngoài tới để đủ điều kiện cho tàu được nhập cảnh và bốc hàng.

Mục đích của thủ tục hải quan
kiểm tra hàng hải quan

Thủ tục hải quan được tiến hành nhằm mục đích chính sau: 
  • Để Nhà nước tính thuế và thu thuế nhập khẩu, xuất khẩu. Đây là khoản thuế đóng vai trò lớn trong tổng ngân sách hàng năm của Nhà Nước. Theo số liệu năm 2014 thì tổng số tiền thuế ngành hải quan thu được trong năm 2013 là 230 nghìn tỷ đồng.
  • Mục đích thứ hai của hải quan đó là để quản lý hàng hóa, đảm bảo mọi loại hàng hóa ra vào lãnh thổ nước ta đều phải được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ. Ngăn ngừa tình trạng buôn bán lậu hàng hóa, hàng cấm ra khỏi nước Việt Nam.
  • Kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp trong nước từ đó làm cơ sở xác định kết quả kinh doanh để tính thuế GTGT.

Các bước làm thủ tục hải quan

Đối với các doanh nghiệp trong nước thì việc làm thủ tục hải quan luôn là nỗi ám ảnh bởi yêu cầu cao về giấy tờ, thủ tục... Hầu như bất kỳ ai đi làm thủ tục hải quan đều cũng đã từng bị cán bộ hải quan chất vấn, trả lại hồ sơ vì không hợp lệ, thiếu giấy tờ... Tùy từng lĩnh vực, ngành hàng khác nhau mà thủ tục hải quan yêu cầu các bộ hồ sơ giấy tờ khác nhau.

1. Khai, nộp tờ khai hải quan

Tờ khai hải quan được lập theo mẫu có sẵn được quy định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trước đây, việc khai hải quan chủ yếu bằng hình thức viết tay nhưng nay hầu hết các chi cục đều đã chuyển sang hình thức kê khai điện tử.

2. Lấy kết quả phân luồng

Kết quả phân luồng có thể là một trong ba kết quả sau
  • Luồng xanh: Chứng tỏ các giấy tờ của bạn đã đáp ứng đầy đủ, bạn chỉ cần nộp thuế và xuống cảng lấy hàng. Tuy nhiên, một số cơ quan hải quan vẫn sẽ tiến hành kiểm tra lại hồ sơ, giấy tờ và thuế đã nổi hay chưa cho nên tốt nhất là khi đến cơ quan hải quan thì bạn vẫn nên mang theo đầy đủ bộ hồ sơ giấy tờ.
  • Luồng vàng: Bạn phải xuất trình bộ hồ sơ giấy tờ bao gồm các chứng từ như: tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại (ký đóng dấu tròn), chứng từ khác như CO, giấy kiểm tra chất lượng,...
  • Luồng đỏ: Kiểm tra thực tế hàng hóa và giấy tờ. Đây là mức độ kiểm tra cao nhất, yêu cầu phải làm nhiều thủ tục tốn kém chi phí, thời gian và công sức của chủ hàng và cán bộ hải quan. Hiện nay có 2 hình thức kiểm tra hàng hóa đó là kiểm tra bằng máy soi hoặc kiểm tra thủ công.

3. Nộp thuế

Người khai nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định: nộp ngay, ân hạn, bảo lãnh ngân hàng... Việc nộp thuế có thể thông qua các trụ sở ngân hàng có hỗ trợ nộp tiền vào ngân sách nhà nước. Thời gian để tiền nổi cũng tùy vào từng ngân hàng thông thường là từ 1-3 tiếng.
hải quan điện tử
Vừa rồi là các thông tin cơ bản về thủ tục hải quan là gì và các bước làm thủ tục hải quan. Đối với các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu nhập, xuất hàng ra nước ngoài thì việc thực hiện thủ tục hải quan là điều bắt buộc và phải tuân thủ đúng theo quy định pháp luật.