Thứ Năm, 15 tháng 6, 2017

Gửi hàng sang Nhật qua đường bưu điện

Nhật Bản là quốc gia có số lượng du học sinh, lao động người Việt sinh sống và làm việc rất lớn. Chính vì thế, nhu cầu gửi hàng qua lại giữa 2 nước cũng là rất cao và phương thức chủ yếu thường được mọi người sử dụng đó là thông qua đường bưu điện
Bài viết sẽ hướng dẫn chi tiết cách để gửi hàng từ Việt Nam sang Nhật bằng đường bưu điện

Các bước để gửi hàng sang Nhật

thủ tục gửi hàng bằng đường bưu điện
Để gửi bất kỳ món hàng nào sang Nhật bạn cần thực hiện theo các bước sau:
  • Đóng gói hàng hóa cẩn thận vào thùng rồi sau đó mang đến quầy bưu điện, sau đó nhân viên bưu điện sẽ tư vấn cho bạn về các gói dịch vụ chuyển hàng.
  • Điền đầy đủ thông tin vào giấy tờ như: thủ tục kê khai thuế, danh mục hàng vận chuyển, bưu cục tại Nhật, thông tin người nhận hàng, số điện thoại, địa chỉ
  • Trong khi bạn khai báo thì nhân viên bưu điện sẽ tiến hành kiểm tra, cân hàng để tính toán chi phí vận chuyển
Sau khi hoàn tất các thủ tục trên, hàng của bạn sẽ được chuyển vào kho để sẵn sàng được chuyển đi.
Thời gian gửi hàng đi Nhật qua đường bưu điện sẽ phụ thuộc vào địa chỉ người nhận món hàng. Nếu người nhận ở các quận, huyện, thành phố lớn thì thời gian chuyển hàng sẽ là từ 2-4 ngày. Nếu địa chỉ gửi hàng ở các vùng miền xa xôi thì thời gian sẽ kéo dài hơn phụ thuộc vào địa chỉ cần tới và thời gian vận chuyển của bưu điện bên Nhật 

Ưu, nhược điểm của hình thức gửi đồ qua bưu điện

gửi hàng bằng đường bưu điện
Gửi hàng qua bưu điện là phương thức gửi đồ truyền thống đã được sử dụng từ lâu với nhiều ưu điểm hơn so với gửi hàng bằng đường hàng không hay đường thủy có thể kể tới như: 
  • Chi phí gửi đồ ở mức thấp hơn nhiều so với việc bạn chuyển đồ bằng đường máy bay hay tàu biển.
  • Tốc độ gửi là tương đương hoặc chỉ chậm hơn 1 -2 ngày so với đường hàng không và nhanh hơn hẳn so với đường biển. Nếu món hàng của bạn thuộc loại gọn nhẹ thì gửi qua đường bưu điện là tiện nhất
  • Các cửa hàng đại lý, bưu điện đều rất phổ biến ở cả 2 nước nên thuận lợi cho cả người gửi cũng như người nhận.
  • Hàng hóa được đảm bảo với cam kết của bưu cục.
Nói về nhược điểm của hình thức này thì mình đã có 1 bài riêng để phân tích chi tiết những bất lợi của việc gửi đồ qua bưu điện bạn có thể tham khảo tại đây. Tựu chung lại thì mọi hình thức vận chuyển đều có điểm bất lợi của nó và còn phụ thuộc vào cả đơn vị làm việc trực tiếp với khách hàng - ở đây là bưu điện nữa và bạn có thể tổng kết lại ở 3 ý sau:
  1. Thủ tục rườm rà, nhiều giấy tờ cần phải hoàn thành
  2. Chất lượng dịch vụ kém nhất là ở khâu chăm sóc khách hàng
  3. Thời gian giao hàng về trung bình là nhanh nhưng vẫn xuất hiện những trường hợp hàng bị thất lạc, hàng bị hỏng hóc với tần suất đáng kể.
Vừa rồi mình đã cung cấp thông tin về dịch vụ gửi hàng sang Nhật qua đường bưu điện, hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn sản phẩm dịch vụ phù hợp nhất với món hàng của mình

Bài đăng gần đây

Gửi hàng sang Nhật qua đường bưu điện
4/ 5
Oleh

Đăng ký

Nhập email của bạn để có thể cập nhật những bài viết mới nhất...